Ngoài các quyền lợi về hỗ trợ bảo hiểm thất nghiệp bằng hiện kim, được cấp thẻ BHYT, hỗ trợ tư vấn, giới thiệu việc làm miễn phí thì người lao động còn được hỗ trợ học nghề. Vậy đối tượng nào để được hưởng? Mức hỗ trợ và thời gian hỗ trợ, hồ sơ đăng ký như thế nào? Công ty Việt Luật trích lục nội dung cho Người lao động tham khảo sau đây:
- ĐỐI TƯỢNG ĐƯỢC HỖ TRỢ HỌC NGHỀ: Theo quy định tại Điều 55 Luật Việc làm có nhu cầu học nghề được hỗ trợ 1 lần để học 1 nghề tại cơ sở dạy nghề, bao gồm :
- Người lao động đang đóng bảo hiểm thất nghiệp bị chấm dứt hợp đồng lao động, đã nộp hồ sơ hưởng trợ cấp thất nghiệp tại Trung tâm Dịch vụ việc làm và chưa tìm được việc làm sau 15 ngày, kể từ ngày nộp hồ sơ;
- Đã đóng bảo hiểm thất nghiệp từ đủ 9 tháng trở lên trong thời gian 24 tháng trước khi chấm dứt hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc theo quy định của pháp luật;
I. THỜI GIAN HỖ TRỢ HỌC NGHỀ:
Đối tượng lao động đủ điều kiện được hỗ trợ học nghề 1 lần để học 1 nghề tương ứng với thời gian học nghề thực tế, nhưng không quá 06 tháng.
III. MỨC HỖ TRỢ HỌC NGHỀ:
Mức hỗ trợ học nghề theo Quyết định số 77/2014/QĐ_TTg của Thủ tướng Chính phủ được áp dụng kể từ ngày 01 tháng 01 năm 2015.
- Đối với người lao động đã nộp hồ sơ hưởng trợ cấp thất nghiệp hoặc người đã có quyết định hưởng trợ cấp thất nghiệp trước ngày 01 tháng 01 năm 2015 và có nhu cầu học nghề sau ngày 01 tháng 01 năm 2015 thì được áp dụng các quy định tại Quyết định này.
- Mức hỗ trợ tối đa 01 (một) triệu đồng/người/tháng. Mức hỗ trợ cụ thể được tính theo tháng, tùy theo từng nghề, mức thu học phí và thời gian học nghề thực tế theo quy định của cơ sở dạy nghề.
- Trường hợp người lao động tham gia khóa học nghề có những ngày lẻ không đủ tháng theo quy định của cơ sở dạy nghề thì số ngày lẻ đó được tính tròn là 01 (một) tháng để xác định mức hỗ trợ học nghề.
- Đối với người lao động tham gia bảo hiểm thất nghiệp tham gia khóa học nghề có mức chi phí học nghề cao hơn mức hỗ trợ học nghề thì phần vượt quá mức hỗ trợ học nghề do người lao động tự chi trả.
III. THỦ TỤC ĐỀ NGHỊ HỖ TRỢ HỌC NGHỀ: (Điều 24 Nghị định 28/2015/NĐ-CP ngày 12/3/2015):
a. Hồ sơ đề nghị hỗ trợ học nghề đối với người đang hưởng trợ cấp thất nghiệp:
Hồ sơ nộp cho Trung tâm dịch vụ việc làm nơi người lao động đang hưởng trợ cấp thất nghiệp, hồ sơ gồm:
- Đơn đề nghị hỗ trợ học nghề theo mẫu do Bộ trưởng Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội quy định.
b. Hồ sơ đề nghị hỗ trợ học nghề đối với người thất nghiệp có thời gian đóng bảo hiểm thất nghiệp từ đủ 09 tháng trở lên nhưng không thuộc diện hưởng trợ cấp thất nghiệp :
Hồ sơ nộp cho Trung tâm dịch vụ việc làm địa phương nơi người lao động có nhu cầu học nghề, hồ sơ gồm:
- Đơn đề nghị hỗ trợ học nghề theo mẫu do Bộ trưởng Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội quy định.
- Bản chính hoặc bản sao chứng thực Quyết định chấm dứt HĐLĐ hoặc HĐ làm việc đã hết hạn hoặc Quyết định thôi việc hoặc Quyết định sa thải hoặc Quyết định kỷ luật buộc thôi việc hoặc thông báo chấm dứt hợp đồng lao động.
- Sổ bảo hiểm xã hội.
Mọi thắc mắc, khách hàng vui lòng liên hệ đến Công ty Việt Luật , là nơi có nhiều am hiểu về thủ tục và quy định về pháp lý liên quan đến doanh nghiệp, người lao động. Với tiêu chí tạo dựng Niềm Tin – Uy Tín – Chất Lượng với đa số khách hàng khi đến với Việt Luật, hãy đến với chúng tôi để cảm nhận được sự nhiệt tình và thân thiện mà Việt Luật mang đến cho quý khách.
Tham khảo thêm qua các bài viết:
> Đối tượng đóng – Mức đóng bảo hiểm thất nghiệp mới nhất
> Điều kiện – Quyền lợi – Mức hưởng bảo hiểm thất nghiệp năm 2018
Liên hệ trực tiếp tại:
- Tòa nhà Số 2 Hoa Phượng, Phường 2, Quận Phú Nhuận, TP.HCM
- Điện thoại: 028 3517 2345 (20 lines) – Tổng đài tư vấn: 1900 585847
- Hotline: 0934 234 777 (Ms Sương) – 0936 234 777 (Mr Mẫn)
- Gửi thư tư vấn hoặc yêu cầu dịch vụ qua email: Tuvan@vietluat.vn