ĐĂNG KÝ BẢO HIỂM BẮT BUỘC CHO DOANH NGHIỆP

Công ty Tư Vấn Việt Luật giới thiệu đến quý doanh nghiệp về việc đăng ký Bảo Hiểm Xã Hội (BHXH); Bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp (BHTNLĐ-BNN); Bảo hiểm y tế (BHYT); Bảo hiểm thất nghiệp (BHTN) gồm có các quy định và trình tự đăng ký Bảo hiểm như sau:

bảo hiểm

I. CƠ SỞ PHÁP LÝ

Những TỔ CHỨC sau là đối tượng tham gia Bảo hiểm bắt buộc:

  • Người sử dụng lao động tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc bao gồm cơ quan nhà nước, đơn vị sự nghiệp, đơn vị vũ trang nhân dân; tổ chức chính trị, tổ chức chính trị – xã hội, tổ chức chính trị xã hội – nghề nghiệp, tổ chức xã hội – nghề nghiệp, tổ chức xã hội khác; cơ quan, tổ chức nước ngoài, tổ chức quốc tế hoạt động trên lãnh thổ Việt Nam; doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ kinh doanh cá thể, tổ hợp tác, tổ chức khác và cá nhân có thuê mướn, sử dụng lao động theo hợp đồng lao động.

NGƯỜI LAO ĐỘNG là đối tượng tham gia các loại bảo hiểm bắt buộc sau:

  • Người lao động là công dân Việt Nam làm việc theo hợp đồng lao động không xác định thời hạn, hợp đồng lao động xác định thời hạn, hợp đồng lao động theo mùa vụ hoặc theo một công việc nhất định có thời hạn từ đủ 03 tháng đến dưới 12 tháng, kể cả hợp đồng lao động được ký kết giữa người sử dụng lao động với người đại diện theo pháp luật của người dưới 15 tuổi theo quy định của pháp luật về lao động phải tham gia BHXH, BHTNLĐ-BNN, BHYT, BHTN bắt buộc
  • Người lao động là công dân nước ngoài vào làm việc tại Việt Nam có giấy phép lao động hoặc chứng chỉ hành nghề hoặc giấy phép hành nghề do cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam cấp làm việc theo hợp đồng lao động không xác định thời hạn, hợp đồng lao động có thời hạn từ đủ 3 tháng trở lên phải tham gia BHYT bắt buộc

Từ 01/01/2018 bổ sung thêm các quy định sau:  

  • Các đơn vị có sử dụng lao động theo hợp đồng lao động từ đủ 01 tháng trở lên phải thực hiện tham gia BHXH; BHTNLĐ-BNN

  • Trường hợp người lao động giao kết và đang thực hiện nhiều hợp đồng lao động với nhiều người sử dụng lao động mà đang tham gia BHXH một nơi thì nơi còn lại phải đóng BHTNLĐ-BNN cho người lao động

  • Người lao động là công dân nước ngoài vào làm việc tại Việt Nam có giấy phép lao động hoặc chứng chỉ hành nghề hoặc giấy phép hành nghề do cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam cấp được tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc

II. MỨC ĐÓNG

ĐỐI TƯỢNG TỶ LỆ TRÍCH ĐÓNG CỦA CÁC LOẠI BẢO HIỂM BẮT BUỘC

 (Theo Quyết định 595/QĐ-BHXH)

BHXH BHTNLĐ-BNN BHYT BHTN TỔNG CỘNG
Doanh nghiệp đóng 17% 0.5% 3% 1% 21.5%
Người lao động đóng 8% 0 1.5% 1% 10.5%
Tổng 25% 0.5% 4.5% 2% 32%
  • CÔNG VIỆC PHẢI LÀM

a. Lập hồ sơ khai trình động tại Phòng lao động – TBXH Quận/huyện:

Theo quy định tại điểm d khoản 2 Điều 6 BLLĐ: trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày bắt đầu hoạt động và định kỳ báo cáo tình hình thay đổi về lao động trong quá trình hoạt động với cơ quan quản lý nhà nước về lao động ở địa phương

b. Thành Lập “Công Đoàn Cơ Sở Lâm Thời”

Căn cứ Điều 16 Điều lệ Công đoàn: Các DN thuộc các thành phần kinh tế, các HTX có sử dụng lao động theo quy định của pháp luật về lao động, … các chi nhánh, văn phòng đại diện của các DN thuộc các thành phần kinh tế, các cơ quan tổ chức, cá nhân nước ngoài có sử dụng lao động là người Việt Nam được thành lập CĐCS khi có đủ 2 hai điều kiện:

  • Có ít nhất năm đoàn viên công đoàn hoặc năm người lao động có đơn tự nguyện gia nhập công đoàn Việt Nam. (không bao gồm: Các cổ đông góp vốn, những người có tên trong giấy ĐKKD, chủ doanh nghiệp, Chủ tịch HĐQT, Tổng GĐ, Phó TGĐ, GĐ, Phó GĐ không được kết nạp vào tổ chức Công đoàn (căn cứ theo hướng dẫn số 703/HD-TLĐ ngày 6/5/2009 của Đoàn Chủ tịch Tổng LĐLĐ Việt Nam hướng dẫn thi hành Điều lệ CĐVN)
  • Có tư cách pháp nhân.
  • Trường hợp chưa đủ điều kiện thì phải tiến hành xác nhận chưa đủ điều kiện thành lập công đoàn.

c. Quy định về trích nộp kinh phí công đoàn:

Theo quy định tại Khoản 2 Điều 26 Luật công đoàn được cụ thể tại Điều 4 Nghị định 191/2013/NĐ-CP là cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp mà không phân biệt cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp đó đã có hay chưa có tổ chức công đoàn cơ sở. Như vậy, dù có hay chưa thành lập công đoàn cơ sở, doanh nghiệp vẫn phải bắt buộc đóng kinh phí công đoàn.

d. Mức đóng và căn cứ đóng kinh phí công đoàn:

  • Mức đóng kinh phí công đoàn: Điều 5 Nghị định 191/2013/NĐ-CP mức đóng kinh phí công đoàn bằng 2% quỹ tiền lương của người lao động, tiền lương là tiền lương làm căn cứ đóng BHXH
  • Theo quy định tại Điều 11 Nghị định 191/2013/NĐ-CP ngày 21/11/2013 của Chính phủ thì doanh nghiệp bắt đầu đóng kinh phí công đoàn từ ngày 01/01/2013

e. Xây dựng và đăng ký hệ thống thang bảng lương của Doanh nghiệp:

Theo quy định tại khoản 2 – Điều 93 của Bộ Luật lao động: Doanh nghiệp tự xây dựng thang lương, bảng lương, định mức lao động Doanh nghiệp phải tham khảo ý kiến tổ chức đại diện tập thể lao động tại cơ sở trước khi công bố công khai tại nơi làm việc và gửi cơ quan quản lý nhà nước về lao động cấp quận nơi đơn vị đặt trụ sở

Quý đơn vị phải căn cứ quy định mức lương tối thiểu vùng để xây dựng lương cho hợp lý (Hiện tại, Mức lương tối thiểu vùng quy định năm 2018 căn cứ nghị định 141/2017/NĐ-CP ngày 07 tháng 12 năm 2017 quy định mức lương tối thiểu vùng đối với người lao động làm việc theo hợp đồng lao động)

f. Tham gia BHXH; BHTNLĐ-BNN, BHYT; BHTN tại cơ quan BHXH Quận/huyện nơi tổ chức đặt trụ sở

Dựa theo cơ sở pháp lý nêu trên, tổ chức tiến hành thiết lập hồ sơ đăng ký tham gia Bảo hiểm cho đơn vị và người lao động.

Lưu ý:  Điều 17- Nghị Định 115/2015/NĐ-CP ngày 11 tháng 11 năm 2015 – có hiệu lực thi hành từ ngày 01 tháng 01 năm 2016:

Tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội đối với người lao động đóng bảo hiểm xã hội theo chế độ tiền lương do người sử dụng lao động quyết định tại Khoản 2 Điều 89 của Luật Bảo hiểm xã hội được quy định như sau:

  1. Từ ngày 01 tháng 01 năm 2016 đến ngày 31 tháng 12 năm 2017, tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội là mức lương và phụ cấp lương theo quy định của pháp luật về lao động ghi trong hợp đồng lao động.

  2. Từ ngày 01 tháng 01 năm 2018 trở đi, tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội là mức lương, phụ cấp lương và các khoản bổ sung khác theo quy định của pháp luật về lao động ghi trong hợp đồng lao động

Mọi thắc mắc, khách hàng vui lòng liên hệ đến Công ty Việt Luật , là nơi có nhiều am hiểu về thủ tục và quy định về pháp lý liên quan đến doanh nghiệp, người lao động. Với tiêu chí tạo dựng Niềm Tin – Uy Tín – Chất Lượng với đa số khách hàng khi đến với Việt Luật, hãy đến với chúng tôi để cảm nhận được sự nhiệt tình và thân thiện mà Việt Luật mang đến cho quý khách.

Tham khảo thêm qua các bài viết:

> Đối tượng đóng – Mức đóng bảo hiểm thất nghiệp mới nhất 

Điều kiện – Quyền lợi – Mức hưởng bảo hiểm thất nghiệp năm 2018

Tạm ngừng – Tiếp tục – Chấm dứt – Bảo lưu hưởng trợ cấp thất nghiệp mới nhất

Liên hệ trực tiếp tại:

  • Tòa nhà Số 2 Hoa Phượng, Phường 2, Quận Phú Nhuận, TP.HCM
  • Điện thoại: 028 3517 2345 (20 lines) – Tổng đài tư vấn: 1900 585847
  • Hotline: 0934 234 777 (Ms Sương) – 0936 234 777 (Mr Mẫn)
  • Gửi thư tư vấn hoặc yêu cầu dịch vụ qua email: Tuvan@vietluat.vn

Việt Luật - hân hạnh được hỗ trợ quý khách trong việc thành lập doanh nghiệp